Viêm não Nhật Bản là bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1870, sau đó lan ra toàn thế giới. Bệnh do virus Japanese encephalitis, thuộc nhóm Flavivirus gây ra. Nếu không kiểm soát tốt bệnh có thể lây nhiễm và rất dễ bùng phát thành dịch. Vậy viêm não Nhật Bản lây qua đường nào và phải làm sao để phòng bệnh hiệu quả?
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản như thế nào?
Từ lời giải đáp cho thắc mắc viêm não Nhật bản lây qua đường nào, bạn cũng phần nào xác định được cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả. Theo các chuyên gia, cách tốt nhất hiện nay giúp bảo vệ chúng ta tránh khỏi căn bệnh này chính là tiêm vắc xin phòng bệnh.
Tiêm phòng là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ tránh khỏi virus viêm não Nhật Bản
Cụ thể, vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản dành cho trẻ em gồm 3 mũi. Trong đó:
Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ đạt mốc 1 tuổi.
Mũi thứ hai sẽ tiêm sau mũi thứ nhất từ 1 đến 2 tuần.
Mũi thứ ba sẽ tiêm sau mũi thứ hai khoảng 1 năm.
Sau đó, trẻ nên tiêm nhắc lại cứ sau 3 năm/lần cho đến khi trẻ được 15 tuổi.
Hiện nay, đối với vắc xin phòng ngừa Bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới, trẻ 9 tháng tuổi trở lên đã có thể được tiêm và số lần tiêm cũng giảm chỉ còn 1 đến 2 mũi.
Ngoài việc tiêm vắc xin để phòng viêm não Nhật Bản, bạn cũng có thể kết hợp phòng bệnh bằng các biện pháp khác như mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt, sử dụng thuốc diệt muỗi, không để trẻ em chơi gần khu chăn nuôi, dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ,…
Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao và kèm theo những biểu hiện bất thường khác, mẹ hãy đưa con đi khám sớm để phòng ngừa biến chứng. Các bậc phụ huynh có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết hơn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản
Rất khó để có thể phát hiện viêm não Nhật Bản thông qua những biểu hiện lâm sàng. Phương pháp chính xác và nhanh chóng thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh chính là thực hiện một số xét nghiệm cần thiết:
- Xét nghiệm phân lập virus viêm não Nhật Bản từ các bệnh phẩm máu, dịch não tủy. Mẫu máu của bệnh nhân nên được lấy trong khoảng 4 ngày đầu kể từ khi xuất hiện sốt để đảm bảo độ chính xác của kết quả và có thể phát hiện ra bệnh sớm hơn.
Khi trẻ bị sốt cao, li bì cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt
- Kỹ thuật ELISA: Đây là kỹ thuật phát hiện virus Nhật Bản gián tiếp thông qua kháng thể IgG và IgM của cơ thể tạo ra để chống lại VR. Các bác sĩ cũng dựa vào mẫu máu và mẫu dịch não tủy để thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp virus xâm nhập vào cơ thể thì kháng thể IgM thường xuất hiện đầu tiên và có khả năng tồn tại trong khoảng 60 ngày. Trong khi đó, kháng thể miễn dịch IgG sẽ xuất hiện muộn hơn và có vai trò bảo vệ cho cơ thể người bệnh.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Nếu nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm não Nhật Bản, các bác sĩ sẽ thường chỉ định cho bệnh nhân thực hiện chọc hút dịch não tủy. Trong viêm não Nhật Bản thường gây tăng áp lực dịch não tủy, dịch trong. Sau đó, mẫu bệnh phẩm này sẽ được đưa vào kính hiển vi để quan sát, phân tích. Khi xét nghiệm đếm tế bào phát hiện có nhiều tế bào bạch cầu đơn nhân và số lượng tế bào dịch có thể từ mức bình thường đến mức tăng nhẹ. Nếu thực hiện xét nghiệm sinh hóa dịch protein cũng có thể cho thấy kết quả tăng nhẹ.
- Bên cạnh những phương pháp trên, các bác sĩ còn có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm chức năng gan, thận, xét nghiệm virus Dengue, chụp cắt lớp vi tính, hoặc cũng có thể chụp cộng hưởng từ sọ não,…
Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề viêm não Nhật Bản lây qua đường nào, bạn nên tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Bệnh viêm não Nhật Bản được đánh giá là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi bị loại virus nguy hiểm này xâm nhập và tấn công, người bệnh sẽ bị tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương.
Viêm não Nhật Bản có thể gây biến chứng nghiêm trọng
Với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Với những trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân có thể được điều trị tích cực. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phải đối mặt với một số di chứng về thần kinh lên tới 50%, chẳng hạn như tình trạng liệt cơ, bại não (tình trạng chậm phát triển về trí tuệ, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, mất khả năng ngôn ngữ, khả năng nghe kém hoặc có di chứng bị điếc, rối loạn tâm thần hoặc bị hôn mê.
Một đặc điểm nguy hiểm của bệnh khác là viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm vì những triệu chứng của bệnh trong thời gian đầu của bệnh thường là sốt cao - khá giống với biểu hiện của bệnh viêm màng não, viêm não. Rất khó để phân biệt bệnh qua thăm khám lâm sàng. Muốn chẩn đoán chính xác bệnh, cần thực hiện xét nghiệm để phát hiện virus có trong cơ thể hay không.
Sau vài ngày nhiễm virus, những triệu chứng của bệnh nhân mới dần trở nên rõ ràng hơn. Cụ thể, bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: Bệnh nhân sốt cao đột ngột, đau nhức đầu, nôn và buồn nôn, bệnh nhân có biểu hiện đau khớp, đi đứng loạng choạng, người đờ đẫn, hôn mê, nói nhảm, thậm chí là bị liệt,… Khi đã khởi phát các triệu chứng, bệnh diễn biến rất nhanh và có thể chuyển sang hôn mê, co giật sau vài ngày.
Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền qua đường nào?
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh. Vậy viêm não Nhật Bản lây qua đường nào? Viêm não Nhật Bản có thể lây truyền qua đường muỗi đốt. Các loài động vật như chim hoang và lợn thường là những ổ chứa virus Japanese encephalitis. Sau đó, muỗi sẽ đốt những động vật này và trở thành những con muỗi có chứa mầm bệnh. Cuối cùng, những con muỗi này sẽ đốt vào da của người khỏe mạnh và truyền bệnh sang cho họ.
Hai loài muỗi thường gây lây truyền bệnh là Culex và Aedes
Hai loài muỗi thường gây lây truyền bệnh là Culex và Aedes. Chúng thường hoạt động mạnh vào buổi chiều tối, nhất là ở những vùng lúa nước hay những khu vực cánh đồng, các ao hồ,… Những con muỗi có chứa mầm bệnh sẽ có thể bay xa trong khoảng 3km.
Hiện nay, con đường muỗi đốt là con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm não Nhật Bản. Chưa có trường hợp bệnh bị lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh, vì thế việc tiếp xúc gần hoặc ăn uống cùng người bệnh không gây lây nhiễm viêm não Nhật Bản.