Đế Vương Thiên Ái Review

Đế Vương Thiên Ái Review

Is your network connection unstable or browser outdated?

Kim Ngọc Bảo Tỷ Của Hoàng Đế Và Vương Hậu Triều Nguyễn Việt Nam

Bảo tàng lịch sử Việt Nam xuất bản, 2009 - 231 Seiten

HHT - Ái Tân Giác La Phúc Lâm, sinh giờ Tuất, ngày 30/01/1638 tại cung Vĩnh Phúc, tức năm thứ 3 Sùng Đức.

Tháng 8, năm thứ 8 Sùng Đức (tức năm 1644) Hoàng đế Thái Tông đột ngột băng hà, Phúc Lâm được thúc phụ là Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn phụ tá đăng cơ, đổi thành Thuận Trị, đồng thời tháng 9 nguyên niên Thuận Trị (tức năm 1644) rời đô từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh, và trở thành Hoàng đế đầu tiên của triều Thanh.

Hoàng đế Thuận Trị tại vị từ năm 1643 đến 1661, hưởng thọ 24 tuổi. Tuy tuổi đời ngắn ngủi nhưng những chuyện kỳ quặc liên quan đến ông ta rất nhiều. Trong đó có cả câu chuyện quý phi của ông dan díu với thái giám và có mang.

Thuận Trị có một người phi, hiệu là Thạc quý phi. Nàng ta tuổi xuân mơn mởn, dung mạo bất phàm. Thế nhưng tuyệt sắc giai nhân này lại không được Thuận Trị sủng ái, có khi đến vài tháng không lâm hạnh được một lần.

Thái giám vốn là Yêm nhân (hoạn quan) bị tịnh thân, họ không có bộ phận sinh dục nên khó lòng có sự kích thích giới tính. Thế nhưng trong cung Nhân Hòa có một thái giám tên Vương Nhân, hắn ta không bị tịnh thân, cũng vẫn còn đầy đủ khả năng sinh lý và có thể khiến phụ nữ mang bầu.

Một hôm, Thạc quý phi mày chau ủ dột, tâm trạng buồn chán bèn kêu cung nữ đấm lưng, bóp chân. Khi cung nữ có việc phải ra ngoài nàng bèn gọi thái giám Vương Nhân đến thay. Vương Nhân trắng trẻo thư sinh, về tướng mạo có thể nói là tuấn tú.

Hai người lâu dần nảy sinh tình cảm, ba tháng sau, Thạc quý phi có mang. Nàng cho Vương Nhân xuất cung âm thầm mua thuốc phá thai. Sau khi uống thuốc, đau đớn lăn lộn, bọn cung nữ sợ quá vội đi bẩm tấu với Hoàng thượng. Thuận Trị đích thân giá đáo cung Hòa An lệnh cho Thái y bắt mạch khám xét cẩn thận. Thái ý lắp ba lắp bắp nhưng cũng có câu rõ nhất: "Quý phi không có bệnh gì, ngọc thể suy nhược do sảy thai”.

Thật nực cười là đã mấy tháng, thậm chí cả năm không được sủng hạnh, thì sao lại có mang mà sảy thai. Thuận Trị nổi trận lôi đình, hai ngày sau nàng Thạc quý phi treo cổ chết, Thái giám Vương Nhân cũng chết bất đắc kỳ tử. Một câu hỏi đặt ra: “Vì sao Thạc quý phi không yên phận làm một quý phi đường đường chính chính mà lại đi tư thông với một thái giám thân phận thấp hèn?”.

Để trả lời được câu hỏi này thì phải ngược về trước, nói về chuyện tình của Thuận Trị.

Tháng 5/1654, năm thứ 11 Thuận Trị, Hoàng thượng chìm đắm trong men tình của nàng Đổng Phi. Đổng Phi còn gọi là Đổng Ngạc phi, là nữ nội đại thần ngạc thạc. Thuận Trị tiếp xúc nhiều với Đổng thị lâu dần nảy sinh tình cảm. Tháng 8/1656 tức năm thứ 13 Thuận Trị, ông ta lập nàng làm Hiền phi, đầu tháng 12 sắc phong làm Hoàng quý phi.

Địa vị của Hoàng Quý phi trong hậu cung chỉ xếp sau Hoàng hậu, sắc phong Hoàng quý phi cũng đại xá thiên hạ là việc xưa nay hiếm. Năm thứ 8 và năm thứ 11 Thuận Trị có đến 2 lần sắc phong trong Hoàng cung mà đại xá thiên hạ, thì không khó nhận thấy Hoàng quý phi Đổng Ngạc đã chiếm vị trí độc tôn trong trái tim Hoàng đế Thuận Trị.

Nhưng chính tình yêu của Thuận Trị đã trở thành gánh nặng cho nàng. Nàng cảm thấy vô cùng mêt mỏi với cuộc sống chốn thâm cung. Lao lực quá độ đã khiến nàng từ giã cõi đời vào 23/9/1666 tức tháng 8 năm thứ 17 Thuận Trị. Đổng Phi mất đi, đó là cú sốc vô cùng to lớn với Thuận Trị.

Để truy phong cho Đổng Ngạc thị là Hoàng hậu, Thuận Trị đã dọa chết để ép Hiếu Trang Hoàng thái hậu. Theo truyền thống chỉ có phi tần có con trai kế tục hoàng vị sau này mới được phong làm Hoàng hậu. Nhưng tránh không để Thuận Trị mất trí làm chuyện dại dột, Hoàng thái hậu đành phải đồng ý truy phong cho Đổng Ngạc thị làm Hoàng hậu.

Sau tang lễ của Đổng Hoàng hậu, Thuận Trị lại muốn xuất gia mặc cho văn võ bá quan can gián. Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, Thuận Trị quyết định xuất gia. Khi biết Hoàng thượng xuống tóc, Ngọc Lâm Quốc sư đã khuyên giải. Thuận Trị nghe xong thì tỉnh ngộ không xuất gia nữa. Nhưng từ đó ông ta không còn màng đến chuyện nhân gian, tự nhiên không tha thiết gì đến phi tử, mấy tháng có khi cả năm không lâm hạnh nàng nào là chuyện hết sức bình thường. Vậy nên, dẫu tuổi xuân mơn mởn, nhan sắc như hoa như ngọc, Thạc quý phi vẫn bị hoàng đế ghẻ lạnh, tới nỗi không chịu nổi sự cô đơn lạnh lẽo chốn thâm khuê nên mà liều lĩnh “vượt rào”, tư tình với thái giám âu cũng là chuyện khó tránh khỏi.

Tứ đại Thiên Vương kỳ đàn Trung Hoa những năm 1980, ai mới là Vương Trung Vương thực sự?

Tứ đại thiên vương từ đâu mà ra?

Những người hâm mộ Tượng Kỳ có thâm niên đều biết rằng vào những năm 1930, sở giáo dục tỉnh Quảng Đông đã tổ chức giải tượng kỳ cá nhân cấp tỉnh, một trong những giải tượng kỳ lớn nhất vào thời đó. Sau nhiều trận đấu liên tiếp diễn ra giữa khắp các cao thủ, danh thủ Hoàng Tùng Hiên đã giành chức vô địch với màn trình diễn xuất sắc của mình.

Á quân là Lô Huy, xếp sau lần lượt là Phùng Kính Như ở vị trí quý quân và Lí Khánh Toàn về đích ở vị trí điện quân. Bốn vị danh thủ này lần lượt xếp đầu tại giải nên được người hâm mộ khi ấy xưng tựng là “Tứ đại Thiên Vương” của kỳ đàn Quảng Đông. Dưới sự dẫn dắt của Tứ Đại Thiên Vương, sự phát triển của làng cờ Quảng Đông ngày càng thịnh vượng, trở thành đơn vị hàng đầu trong cả nước. Từ đó, giai thoại về Tứ đại Thiên Vương thường được dùng rộng rãi khi nói về những bậc danh thủ hàng đầu, thống lĩnh cả một phương.

Trong thế giới tượng kỳ những năm 1980, Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần cùng với Lữ Khâm lần lượt nổi lên trở thành những bậc Kỳ Vương thời đại mới, thế giới tượng kỳ cũng chuyển từ tình thế do Hồ Vinh Hoa thống trị sang thế cục phân tranh với nhiều bậc anh hùng tài năng xuất chúng.

Bởi vì cả 4 vị Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần và Lữ Khâm gần như đã thống trị làng cờ Trung Hoa trong thập niên 80 nên bọn họ được xem như là Tứ đại Thiên Vương thế hệ mới. Dưới sự thống trị mạnh mẽ của Tứ đại Thiên Vương, những tên tuổi lẫy lừng một thời như: Vương Gia Lương, Thái Phúc Như, Dương Quang Lân…cùng hàng loạt danh thủ thế hệ khai thiên lập quốc biết rằng họ không còn đủ sức cạnh tranh nữa, điều phải nói lời tạm biệt đấu trường đỉnh cao một cách buồn bã…

Thế giới tượng kỳ những năm 80 của thế kỉ trước chắc chắn rất đẹp và đáng ghi nhớ, suy cho cùng đó là thời đại phân tranh của những anh hùng thế hệ mới. Họ vừa kế thừa những tinh hoa của thế hệ cũ, vừa tiếp nhận sự đổi mới từ thế giới bên ngoài. Thời đại phân tranh nên không có ai là bá chủ tuyệt đối, có nghĩa là bất cứ ai cũng đều có cơ hội vô địch quốc gia, trở thành Kỳ Vương. Điều này rất có lợi cho việc huy động nhiệt huyết của đông đảo người chơi cờ, tạo nên sự phát triển và quảng bá rất nhanh tượng kỳ tới mọi nơi.

Xét về tuổi tác và kinh nghiệm học cờ

Đầu tiên hãy nói về tuổi tác và kinh nghiệm học cờ. Xét về tuổi tác, Hồ Vinh Hoa sinh năm 1945 đương nhiên là lớn tuổi nhất. Liễu Đại Hoa sinh năm 1950 đứng thứ hai, Lí Lai Quần sinh năm 1959 đứng thứ ba còn Lữ Khâm sinh năm 1962 sẽ là em út. Cụ thể hơn, Hồ Vinh Hoa cùng Liễu Đại Hoa là những người sinh ra cùng thời đại trước, trong khi đó Lí Lai Quần cùng thời với Lữ Khâm sau này.

Mặc dù gặp bất lợi về tuổi tác nhất, nhưng Hồ Vinh Hoa vẫn đủ sức kiềm chế các vị kỳ vương mới trong thời đại này cho thấy được thời kỳ đỉnh cao của Hồ Vinh Hoa rất lâu, trình độ và tài năng của ông rất cao! Liễu Đại Hoa vô địch quốc gia vào năm 1980, phá vỡ được sự thống trị của Hồ Vinh Hoa.

Tiếp đó vào năm 1981, ông lại tiếp tục vô địch toàn quốc đồng thời cũng hai lần giành chức vô địch Ngũ Dương Bôi – giải đấu tượng kỳ quán quân toàn quốc. Tuy nhiên, với sự vươn lên mạnh mẽ của bộ đôi Lý Lai Quần và Lữ Khâm, Liễu Đại Hoa đã không còn giành thêm được chức quán quân nào nữa, điều này chứng tỏ kỳ lực của Liễu đại sư đã bị hai hậu bối vượt qua.

Liễu Đại Hoa thất thế hơn Lý Lai Quần và Lữ Khâm vào những năm 1980 một phần là dựa vào kinh nghiệm chơi cờ của ông khi không được bất cứ danh sư nổi tiếng nào chỉ dẫn, chủ yếu tự học là chính. Không được chỉ dẫn bởi các danh sư, Liễu Đại Hoa phải tự học hỏi, tốn nhiều thời gian và đường vòng hơn so với Lý Lai Quần và Lữ Khâm vốn được các cao thủ hàng đẩu chỉ điểm. Lữ Khâm và Lý Lai Quần đã giành chức vô địch quốc gia khi mới đôi mươi, trong khi Liễu Đại Hoa phải tới năm ba mươi tuổi mới đăng quang, khoảng cách là khá rõ ràng.

Trong Tứ Thiên Vương, cả Hồ Vinh Hoa, Lý Lai Quần và Lữ Khâm đều không chỉ được một người thầy giỏi dạy dỗ mà còn được rất nhiều ân sư chỉ bảo, Liễu Đại Hoa yếu hơn ba người bọn là một chút là chuyện thường tình nếu như chúng ta có tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời ông.

Ngoài ra, Hồ Vinh Hoa là người Thượng Hải, Lữ Khâm là người Quảng Đông, đều là những trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Vào thời điểm đó, ở những trung tâm kinh tế lớn thì bầu không khí cũng như trình độ chơi cờ phát triển hơn các vùng còn lại là điều hiển nhiên. Về điểm này, Liễu Đại Hoa cũng thiệt hơn bọn họ.

Xét về thành tích, rõ ràng Hồ Vinh Hoa và Lữ Khâm có thành tích tốt nhất. Hồ Vinh Hoa đã giành được kỉ lục 14 chức vô địch quốc gia cùng với 6 chức vô địch cúp Ngũ Dương. Lữ Khâm giành được 5 chức vô địch quốc gia và 11 chức vô địch Ngũ Dương. Đó điều là những chiếc cúp danh giá nhất trong làng cờ.

Ngoài ra, Lữ Khâm còn từng rất nhiều lần đứng á quân các giải đấu đó, 5 lần vô địch thế giới, điều mà cả ba người còn lại chưa ai từng làm được! Lý Lai Quần dù từ giã nghiệp cờ rất sớm cũng đã từng 4 lần vô địch quốc gia, 1 lần vô địch cúp Ngũ Dương. Nếu xét về thành tích thì Lữ Khâm thật sự rất đáng sợ khi giành được gần như mọi danh hiệu cao quý nhất mà một kỳ thủ có thể đạt được! Xếp theo sau sẽ là Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa và Lý Lai Quần tạm gọi là ngang nhau nhưng khoảng cách giữa họ với Hồ và Lữ là rất hiển nhiên.

Về so sánh xếp hạng, Lữ Khâm đã 25 năm liên tiếp không rời khỏi top 3 toàn quốc, 7 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng. Hồ Vinh Hoa nếu xếp hạng từ năm 1960 thì thời gian trị vì sẽ không hề thua kém Lữ Khâm, còn nếu xếp hạng từ năm 1982 thì Hồ đại sư cũng sẽ 9 năm liên tiếp dẫn đầu bảng anh hùng.

Với elo từng đạt đến mức kỉ lục 2690, gần vượt cột mốc 2700, tổng quang Hồ Vinh Hoa vượt trội hơn cả Lữ Khâm. Về điểm này, Liễu Đại Hoa cùng Lý Lai Quần rõ ràng kém xa, hai người bọn họ đều khó để duy trì điểm số trong tốp 3 chứ chưa nói việc dẫn đầu bảng xếp hạng. Khi nói đến việc huấn luyện, đào tạo nhân tài, thành tích của Tứ Thiên Vương cũng có sự khác biệt.

Nhìn chung, ở khía cạnh này thì Hồ Vinh Hoa và Liễu Đại Hoa nổi bật hơn hai người còn lại. Hồ Vinh Hoa đã huấn luyện hai nhà vô địch quốc gia nam là Tạ Tịnh và Tôn Dũng Chinh, cùng với các đại kiện tướng nam như Vạn Xuân Lâm. Về nữ kỳ thủ, Hồ Vinh Hoa đã đào tạo đại sư Đan Hà Lệ, một nhà vô địch quốc gia nhiều năm. Có thể nói, về cả vai trò kỳ thủ lẫn huấn luyện viên, Hồ Vinh Hoa đều rất thành công rực rỡ.

Thành tích huấn luyện của Liễu Đại Hoa cũng rất đáng chú ý, ông đã huấn luyện hai nhà vô địch quốc gia nam là Hồng Trí và Uông Dương, mặc dù có người nói Hồng Trí là học trò của Đào Hán Minh nhưng ít nhất thì Hồng Trí cũng đã từng học cùng Liễu Đại Hoa trong vài năm nên có thể coi như là đệ tử. Ngoài ra, Liễu Đại Hoa còn huấn luyện đại sư Đảng Phỉ cùng với nữ đại sư Tả Văn Tĩnh, những kỳ thủ nổi tiếng khắp thế giới.

Bắt đầu từ năm 1993, Lý Lai Quần chọn con đường kinh doanh, vì vậy không còn thời gian để rảnh rỗi để đào tạo các tài năng trẻ, xếp vào phương diện này thì Lý Lai Quần kém nhất trong bọn họ. Mặc dù Lữ Khâm là một tài năng kiệt xuất với thành tích lẫy lừng nhưng ở phương diện đào tạo thế hệ trẻ thì dường như Lữ đại sư chưa đủ tập trung, điều này gián tiếp dẫn tới sự sa sút của đội tuyển Quảng Đông vốn rất hùng mạnh.

Cho đến ngày nay, ngoài việc bồi dưỡng hai vị nữ đại sư từng vô địch quốc gia là Trần Hạnh Lâm và Trần Lệ Thuần, Lữ Khâm chưa bao giờ đạt được thành tựu lớn trong việc đào tạo các đại sư nam. Điều này dẫn đến việc đội tuyển Quảng Đông hùng mạnh từng phải mời Kỳ Vương Trịnh Duy Đồng ở Tứ Xuyên về góp sức tại giải đồng đội khi mà nhân lực không còn ai để trông cậy. Từ cái nhìn toàn diện, về bồi dưỡng nhân tài Hồ Vinh Hoa lại dẫn đầu tiếp theo sau sẽ là Liễu Đại Hoa, Lữ Khâm cùng Lý Lai Quần.