Địa Chỉ Của Tôi Bây Giờ

Địa Chỉ Của Tôi Bây Giờ

now, i've worked real hard, pulled strings, called in quite a few favors to get you here, paul.

Múi giờ của Phần Lan chênh lệch múi giờ Việt Nam như thế nào?

Múi giờ của đất nước Phần Lan và đất nước Việt Nam có sự chênh lệch nhau lên đến 5 giờ. Theo tin tức cập nhật mới nhất từ nhật báo uy tín của Phần Lan – DST, thì giờ mùa hè sẽ được chấm dứt vào khung 4h sáng ngày 27/10. Đúng vào thời điểm đó, kim đồng hồ sẽ được quay về mốc 3h sáng. Theo đó, công dân Phần Lan sẽ có thêm 1h nữa để được nghỉ ngơi.

Múi giờ mùa hè của Phần Lan chính là kiểu quy ước chỉnh thời gian dựa vào khoảng thời gian thực tế mà ánh nắng mặt trời sáng ở trong ngày. Đối với các nước áp dụng quy ước này, đúng khoảng thời gian từ giữa mùa xuân đến đầu mùa đông, đồng hồ sẽ được chính phủ chỉnh nhanh hơn khoảng 1h. Khoảng thời gian còn lại vẫn được chỉnh về như ban đầu.

Bạn có thể xem chi tiết tại đây.

Tại sao lại chỉnh múi giờ của Phần Lan?

Thông thường khi nói về thời gian, nhiều người sẽ hiểu theo 2 khái niệm chính là: Thời gian tính theo độ sáng ngày và thời gian chia ngày thành nhiều khoảng thời gian bằng nhau. Đối với thời gian tính theo độ sáng ngày, bạn có thể chia ngày thành 2 phần là trời sáng và ban đêm. Đối với thời gian chia ngày thành các khoảng bằng nhau thì tức một ngày được chia làm 24h bằng nhau.

Thế nhưng, vì bản chất vật lý giữa các mùa khác nhau nên khoảng thời gian có ánh sáng ở trong ngày sẽ khác nhau. Vào mùa hè, ban ngày thường dài hơn so với ban đêm. Còn vào mùa đông, ban ngày ngắn hơn so với ban đêm. Hiện tượng này thường thấy tại các điểm gần 2 cực trái đất.

Khí hậu Phần Lan có gì đặc biệt?

Phần Lan là quốc gia nằm ở cực Bắc sau đất nước Iceland. Nhiệt độ trung bình năm của đất nước Phần Lan dao động từ 6 đến 10 độ C. Trong suốt mùa đông tại Phần Lan, nhiệt độ lạnh nhất rơi xuống -40 độ C. Khí hậu tại Phần Lan nhìn chung tương đối ôn hòa và không lạnh buốt như nhiều người nghĩ. Lý do là bởi có dòng nước ấm của vịnh Mexico chảy qua Đại Tây Dương đến vùng châu Âu. Đất nước Phần Lan hiện có 3 mùa riêng biệt:

Đất nước Phần Lan còn được gọi là đất nước mặt trời mọc về nửa đêm. Nguyên do là bởi tại cực Bắc lapland, mặt trời không mọc trong suốt 12 tuần vào mùa hè, tính từ tháng 6 đến tháng 7. Thế nhưng, ít nhất đất nước Phần Lan là nơi có mùa hè ẩm nhất khu vực châu Âu.

Con người Phần Lan nhiệt tình và thân thiện, họ thạo nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như: Tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, tiếng Phần Lan. Giới trẻ đất nước Phần Lan nói tiếng Anh giỏi và cũng là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến. Vậy nên, bạn có thể an tâm khi đến đất nước này đầu tư, định cư lâu dài.

Với những chia sẻ trên của AFL, có thể thấy múi giờ của Phần Lan khá đặc biệt và có sự chênh lệch 5 tiếng so với múi giờ Việt Nam. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về quốc tịch Phần Lan và các chương trình xin visa thị thực tại đất nước này. Vui lòng liên hệ với AFL theo địa chỉ sau để được tư vấn cụ thể hơn.

Theo báo cáo, người cao tuổi đang chiếm đến 46,5% dân số nông nghiệp của quốc gia Đông Bắc Á này.

Hàn Quốc là đất nước dân số già. Theo báo cáo từ Thống kê Hàn Quốc (Statistics Korea), tính tới cuối năm 2020, tổng dân số Hàn Quốc là khoảng 51 triệu người. Hiện tại, số người cao tuổi của đất nước này là hơn 8,1 triệu người.

Cũng theo Thống kê Hàn Quốc, lượng nông dân ở đất nước này đang ở mức thấp nhất mọi thời đại: 2,24 triệu người (4,3% tổng dân số). Đặc biệt, có tới 46,5% trong số này là các cao niên từ 65 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động). Nếu hạ độ tuổi xuống 5 năm, số lượng người làm nông tuổi từ 60 trở lên còn chiếm đến 60,6%.

Với con số 60,6% này, tổng số người làm nông nghiệp tuổi từ lục thập trở ra rơi vào khoảng 1,36 triệu người. Trong đó, từ 60 - 64 tuổi có 314.191 người (14%), từ 65 - 69 tuổi có khoảng 293.000 người (22%), từ 70 - 74 tuổi có 268.000 người (20%), từ 75 - 79 tuổi có gần 237.000 người (17%), từ 80 tuổi trở lên có khoảng 248.000 người (18%).

“Ở nhiều vùng nông thôn, những người thuộc độ tuổi 60 được coi là lực lượng lao động trẻ nhất” - một quan chức thuộc Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn (Ministry of Agriculture, Food and Rural Affairs) Hàn Quốc cho biết - “Họ gánh vác luôn nghĩa vụ giúp đỡ những lão nông trên 80 tuổi, làm những công việc nặng nhọc như bốc vác phân bón, chuyển nông sản...”.

Vì lượng các cụ làm nông cao, dân số các vùng nông thôn của Hàn Quốc thuộc diện vô cùng già. Toàn bộ các khu vực canh tác ở đây đều có tỷ lệ người già cao hơn tại các thành thị.

Nông nghiệp là ngành nghề truyền thống của Hàn Quốc. Thập niên 1970, có tới 45,7% dân số Nam Hàn là nông dân. Tuy nhiên cũng từ thập kỷ này, giới trẻ Hàn Quốc bắt đầu mở rộng lựa chọn nghề nghiệp. Tại các vùng nông thôn, thanh thiếu niên đua nhau bỏ đồng ruộng, tràn vào các thành phố đang phát triển tìm kiếm cơ hội làm giàu.

Bước sang thập niên 1980, lượng nông dân Hàn Quốc chỉ còn chiếm 28,4% tổng dân số. Đến năm 2000, họ tiếp tục giảm, xuống chạm 8,8%.

Thập niên 2010, chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách khuyến khích những người trong độ tuổi 20 - 40 đang ở thành thị về nông thôn, làm nông nghiệp. Vào năm 2016, họ hạnh phúc báo cáo lượng giới trẻ “về quê” đạt con số cao nhất: Gần 21 nghìn người.

Có điều sang năm 2017, lượng giới trẻ “bỏ phố” giảm dần, còn hơn 19 nghìn người. Sang năm 2018, họ tiếp tục giảm nữa, xuống còn gần 18 nghìn người.

Đa phần giới trẻ “bỏ phố về vườn” đều gặp chung một rắc rối: Thiếu kinh nghiệm làm nông. Nó dẫn tới hệ quả không thể tránh là thu nhập giảm.

Văn hóa sống ở nông thôn và thành thị Hàn Quốc cũng vô cùng khác biệt. Những người “về quê” gặp không ít khó khăn trong việc hòa nhập. Sự kết hợp giữa khó thích nghi cộng thu nhập giảm buộc họ phải từ bỏ “mộng nông dân nhàn nhã”, quay lại chốn “đất chật người đông”.

Tỷ lệ nông dân từ 59 tuổi trở xuống ở Hàn Quốc chỉ chiếm 39,4%, với tổng cộng hơn 882 nghìn người. Trong đó, từ 55 - 59 tuổi có khoảng 235 nghìn người (27%), từ 50 - 54 tuổi có 143.000 (16%), từ 45 - 49 có trên 94 nghìn (11%).

Nhóm nông dân trẻ, tuổi từ 44 trở xuống chiếm 46%, với tổng cộng khoảng 406 nghìn người. Xét trên tổng dân số, họ chỉ chiếm có 0,8%. Với lực lượng lao động trẻ quá ít ỏi này, ngành nông nghiệp Hàn Quốc tất yếu thiếu nhân công.

Từ thập niên 1990, xứ sở kim chi đã phải thuê lao động người nước ngoài. Theo báo cáo năm 2019, lĩnh vực nông nghiệp Hàn Quốc phải thuê khoảng 6.400 lao động nhập cư làm chính thức và trên 3.600 lao động nhập cư làm thời vụ, tổng cộng 10 nghìn người.

Năm 2020, Hàn Quốc lao đao vì Covid-19. Ngành nông nghiệp hứng chịu rủi ro lớn vì không thuê được lao động nước ngoài theo mùa vụ. Họ đăng ký cần 5 nghìn nhân công, nhưng cơ quan quản lý lao động nhập cư không cách nào đáp ứng con số này. Hậu quả là nông dân trong nước phải cật lực thu hoạch. Với đa phần là người già, họ thật sự gặp rắc rối.

Sau vụ mùa đầu tiên, các trang trại chỉ còn cách giảm số lượng nuôi, trồng. Nó dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng: Thiếu hụt lương thực, thực phẩm trên toàn quốc.

Trước tình hình Covid-19 vẫn chưa được giải quyết, hiện nông nghiệp Hàn Quốc tiếp tục cảnh lao đao. Bên cạnh đó, họ còn bị tố bóc lột lao động nhập cư. Tháng 12/2020 tại Pocheon, Seoul, một lao động nước ngoài là Nuon Sokkheng (Campuchia) đột tử lúc đang làm việc trong trang trại, nghi ngờ bị ép làm việc quá sức lâu ngày.

Ước tính đến năm 2060, dân số Hàn Quốc giảm xuống còn 39 triệu người. Trong đó, lượng người từ 65 tuổi trở lên chiếm 40% (15,6 triệu người). Chính phủ Hàn Quốc lo ngại, lượng các cụ cao tuổi làm nông tiếp tục tăng. Dân số nông thôn sẽ ngày càng lão hóa hơn nữa, phụ thuộc vào lao động nước ngoài.

Cũng theo ước tính đến năm 2060 từ Hàn Quốc, đất nước này có thể cần tới 15 triệu lao động nhập cư, chia vào 3 ngành nghề siêu vất vả: Công – nông – ngư nghiệp.