Việc nắm bắt được các khung giờ vàng để học bài, giúp việc ôn tập của sĩ tử trở nên hiệu quả hơn trông thấy. Bạn có thể tham khảo các khung giờ dưới đây.
h45 - 23h: Học các môn yêu cầu phải tính toán, không phải nhớ nhiều
Sau một ngày dài, não bộ và cơ thể đã khá mệt mỏi nên từ 19h45-23h không phải quãng thời gian lý tưởng để học các môn học thuộc, lý thuyết, kiến thức rắc rối. Đừng "ép" não bộ quá mức cho phép bởi như vậy sẽ khiến tinh thần uể oải và nhanh chán, mất tập trung. Trong thời gian buổi tối, hãy học những môn yêu cầu tính toán hoặc không phải nhớ nhiều. Những môn này giúp não bộ dễ chịu hơn, tiếp thu dễ hơn.
Càng gần đến ngày thi, học sinh càng có thói quen thức đêm để học bài. Việc thức đêm thường xuyên ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Khi không ngủ đủ giấc, khả năng ghi nhớ sẽ ngày càng kém và tinh thần mệt mỏi, rệu rã. Đến gần ngày thi liệu bạn còn đủ sức khỏe đi vượt qua kỳ thi? Hãy phân bổ thời gian học tập hợp lý để việc học trở nên hiệu quả.
4 KHUNG GIỜ VÀNG ĐỂ HỌC TẬP HIỆU QUẢ
Ba mẹ đừng phàn nàn về việc con mất tập trung khi học tập, không chịu ngồi yên làm bài hoặc ngủ gà ngủ gật nữa. Ba mẹ hãy nắm bắt những khoảng thời gian “vàng” trong ngày, giúp con học tập hiệu quả hơn dưới đây nha!
Trong khoảng thời gian vàng cho việc học, bé có thể tiếp thu tất cả mọi kiến thức trên mọi lĩnh vực với hiệu quả cao nhất
Vậy ? Khi nào học hiệu quả nhất?
Khi tỉnh táo, trẻ sẽ sử dụng bộ não một cách khoa học và tận dụng tối đa thời gian tốt nhất mỗi ngày để tập trung học. Vì khoa học đã chứng minh rằng con người chỉ có thể tập trung tối đa trong một khoảng thời gian nhất định, đối với trẻ con thì khoảng thời gian này còn ngắn hơn so với người trưởng thành. Do đó, nếu nắm bắt được những thời gian này, bố mẹ sẽ giúp con cải thiện hiệu quả học một cách đáng kể. Dưới đây là 4 thời điểm học tốt nhất trong ngày:
1. Sau khi thức dậy vào buổi sáng
Sau một đêm nghỉ ngơi, não đã loại bỏ được sự mệt mỏi của ngày hôm trước và sáng hôm sau não ở trạng thái hoạt động mới, hoàn toàn tỉnh táo.
Tại thời điểm này, bất kể nhận dạng từ hoặc bộ nhớ, ấn tượng sẽ rất rõ ràng. Đây cũng được xem là thời điểm thích hợp để trẻ học và củng cố kiến thức khó và cần ghi nhớ như: từ vựng tiếng Anh, công thức toán học... Do đó, sáng sớm là thời gian tốt nhất để học và ghi nhớ.
2. Thời gian từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng
8 - 10h là khoảng thời gian tối ưu cho việc học các môn liên quan đến xã hội, văn học, ngôn ngữ. Các môn này cũng đòi hỏi phải ghi nhớ một lượng kiến thức nhất định và ít đòi hỏi tư duy logic hơn.
Hãy thử luyện tập các môn liên quan đến xã hội, văn học, ngôn ngữ trong khoảng thời gian này và cùng chờ đợi hiệu quả nhé!
3. Thời gian từ 6 đến 8 giờ tối
Đây cũng là thời gian tốt nhất để sử dụng bộ não. Trong giai đoạn này, não bắt đầu hồi phục trở lại và phản ứng rất nhanh. Vì vậy thời điểm này cũng là khoảng thời gian ghi nhớ tốt thứ hai trong ngày, sau thời điểm thức dậy vào buổi sáng.
Đây là thời gian tốt để trẻ áp dụng những kiến thức đã ghi nhớ trong ngày vào làm bài tập. Lúc này, trẻ đã nhớ và sẽ vận dụng được lý thuyết, công thức đã học áp dụng vào làm bài. Đây cũng là thời gian có thời tiết dễ chịu nhất trong ngày, sẽ khiến trẻ có hứng thú học hơn và tăng khả năng tư duy logic cho trẻ.
Học cách làm chủ hai giờ quan trọng nhất trong ngày (sáng sớm và tối) để học, sẽ thu được kết quả tốt hơn nhiều so với việc dành nhiều thời gian ở thời điểm khác trong ngày.
Sử dụng thời gian này để khắc sâu ấn tượng của trẻ, và đặc biệt là để ôn lại những điều khó nhớ sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn.
Do đó, cha mẹ có thể cho con sử dụng giờ này để ôn lại những kiến thức đã học trong ngày, đặc biệt là những kiến thức trẻ còn chưa ghi nhớ và hiểu rõ để đào sâu suy nghĩ, củng cố kiến thức chắc hơn. Trẻ có thể gạch ra những ý chính của bài học hoặc làm một bài tập trắc nghiệm nhỏ để nhớ lại những kiến thức đã học.
Bố mẹ cũng có thể hướng cho con thói quen đọc một cuốn sách ngoại khóa thời điểm một giờ trước khi đi ngủ. Nếu có thời gian, trẻ có thể viết hoặc kể lại cảm xúc về những gì mình đã đọc được.
Đọc sách trước khi ngủ còn giúp trẻ bình tĩnh và có một giấc ngủ ngon hơn, sẵn sàng cho một ngày mới có nhiều năng lượng để thêm động lực học!
Trên đây là quy luật thời gian học tập chung của con người. Còn với mỗi đứa trẻ cũng có những quy luật, thói quen và nhận thức riêng của chúng. Để nâng cao hiệu quả, hãy chăm chỉ học tập, khám phá và vận dụng tối đa khoảng thời gian tốt nhất trong ngày để ghi nhớ.
h - 16h30 chiều: Học các môn KHTN
Các môn KHTN như Toán, Lý, Hóa, Sinh cần tư duy logic, tính toán hơn so với các môn KHXH nên việc học vào buổi chiều là thích hợp nhất. Hãy chịu khó làm thật nhiều đề thi thử của năm nay và các năm trước trong khoảng thời gian 2 tháng cuối này.
h15 - 10h sáng: Học các môn KHXH, ngôn ngữ
Các môn KHXH như Văn, Sử, Địa, GDCD cùng môn ngôn ngữ như Tiếng Anh, Tiếng Pháp... thích hợp học vào khoảng thời gian từ 7h15-10h sáng nhất. Trong khi học, khoảng được 45 phút - 1 tiếng, bạn có thể đứng dậy nhìn ra xa hoặc vận động nhẹ nhàng để không bị đau mắt và tập trung tốt hơn.
h30 - 6h sáng: Học thuộc, học lý thuyết
Nhiều bạn thường rất khó khăn trong việc dậy sớm nhưng đây lại là khoảng thời gian tuyệt vời để học các môn lý thuyết. Bởi thời điểm này, không gian yên tĩnh, trong lành, đầu óc minh mẫn nhất sau khi được ngủ đêm sẽ giúp việc học thuộc, học lý thuyết dễ dàng hơn nhiều.
Nếu cảm thấy quá khó khăn để dậy sớm như vậy, tốt nhất, các bạn nên tập thói quen ngủ sớm thay vì là "cú đêm" như trước. Đừng nghịch điện thoại quá lâu mà hãy tập thói quen đi ngủ từ 10h tối rồi đặt chuông báo thức từ 4h15 và khoảng 15 phút sau dậy vệ sinh cá nhân là vừa. Sau khi vệ sinh cá nhân xong, bạn hãy tập vài động tác thể dục, giãn cơ đơn giản để đầu óc tỉnh táo hơn.
Có thể thời gian đầu sẽ rất khó khăn nhưng khi quen dần, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng và hiệu quả bất ngờ.