Vì là những địa điểm bỏ hoang từ lâu nên những nơi này thường ít người tìm đến, chủ yếu là những bạn trẻ du lịch Đà Lạt thích khám phá mới ghé qua.
Những điểm đến ở Đà Lạt bỏ hoang nhưng đẹp ma mị hút khách check-in
Nhà nguyện dòng Franciscaines trên đường Hùng Vương tuy đã bị bỏ hoang rất nhiều năm nhưng nó dường như trở thành biểu tượng quen thuộc tại góc nhỏ Đà Lạt. Trải qua vài thập kỉ nơi đây vẫn giữ nguyên nét đẹp ma mị khiến nhiều người ngẩn ngơ.
Kiến trúc của nhà Nguyện là sự kết hợp hài hòa giữa phương Tây và phương Đông. Hệ thống mái ngói được thiết kế kéo dài từ gác chuông qua mái vòm tới các không gian chính và phụ theo kiểu phương Đông. Những ô cửa sổ và cửa chính mang đậm bóng dáng kiến trúc Gothic đặc trưng của phương Tây với mái vòm. Cửa chính vẫn giữ được kiến trúc nguyên vẹn tương tự ở các nhà thờ trên cả nước.
Các đường hầm xưa cũ ở Đà Lạt là những di tích còn sót lại từ thời xưa, nằm khuất trong rừng hoặc hiện đã biến mất. Do đó, để tới một trong những địa điểm này, bạn phải đi xe máy, băng qua những cung đường cũ. Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20 km, đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất là điểm đến được giới trẻ ưa chuộng để check-in, sống ảo.
Đây từng là nơi lưu thông dành riêng cho tàu hỏa, được xây dựng vào năm 1903, thuộc tuyến đường sắt 84 km từ Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến Đà Lạt (Lâm Đồng). Vẻ xưa cũ của bức tường rêu phong và những đám cỏ dại mọc phủ kín lối đi giúp bạn tạo ra bộ ảnh đậm chất cổ tích. Những ngày thời tiết đổ mưa lớn, bạn không nên tới đây bởi sình lầy có thể gây khó khăn khi di chuyển.
Địa chỉ: Quốc lộ 20, Xuân Trường, Đà Lạt
Cách trung tâm Đà Lạt 3 km, nằm cạnh làng hoa Vạn Thành, sân bay Cam Ly đã bị bỏ hoang từ lâu do diện tích đường băng hạn chế. Ngày nay, người dân trong khu vực đã sử dụng phi trường cũ để chăn thả gia súc cũng như sản xuất các vườm ươm.
Đặc biệt, điểm thu hút của sân bay Cam Ly là những bụi hoa dã quỳ tươi sắc mọc kín lối vào, bung nở mỗi dịp tháng 11. Vào lúc này, giới trẻ lại rủ nhau đến đây, tranh thủ check-in “bức tường vàng” mỗi năm chỉ có một lần.
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Đà Lạt
Khu nghỉ dưỡng Terracotta Đà Lạt
Review du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm – đi Đà Lạt một mình có gì vui?
Những hoạt động ‘đầy thách thức’ nhất định phải thử khi du lịch Đà Lạt
Andante Farm & Lodge – Homestay thơ mộng giữa núi rừng Đà Lạt
Gọi 1900 1870 (Miền Nam), 1900 2045 (Miền Bắc) hoặc 1900 2087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn Đà Lạt với giá tốt nhất chỉ có tại Thanhphodalat.com
Tham khảo: Cẩm nang du lịch Thanhphodalat.com
Thanhphodalat.com Tháng Mười Một 26, 2020
Khám phá căn biệt thự độc lạ bậc nhất ở Đà Lạt (Video: Minh Hậu).
Biệt thự Hằng Nga hay còn gọi là Crazy House (ngôi nhà điên) được xây dựng trên không gian rộng gần 4.000m2, tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng, phường 4, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
"Ngôi nhà điên" được khởi công xây dựng từ năm 1990 và đây là công trình độc đáo của kiến trúc sư Đặng Việt Nga.
Một lối đi bên trong biệt thự được thiết kế phần tường, trần nhà như thạch nhũ trong các hang động.
Một nhân viên làm việc ở biệt thự Hằng Nga cho biết, bà Đặng Việt Nga xây dựng căn nhà với mong muốn đưa con người quay lại, sống gần gũi hơn với thiên nhiên. Do vậy, bà đã thiết kế vẻ bề ngoài của căn nhà với hình hài gốc đại thụ, kỳ lạ.
Bên trong biệt thự Hằng Nga là những căn phòng độc đáo, lạ lẫm với tên gọi như: phòng cây tre, trăng mật, con kiến, con hổ, đại bàng, quả bầu...
Các phòng, không gian trong biệt thự Hằng Nga đều được kết nối với nhau bằng hệ thống cầu thang. Điều đặc biệt, cầu thang được tạo hình bởi bê tông, cốt thép nhưng mang hình hài của cây cối, uốn lượn, giúp du khách có sự trải nghiệm lý thú.
Một số căn phòng được trưng bày tranh, ảnh, bản vẽ thiết kế các công trình kiến trúc.
Du khách men theo cầu thang uốn lượn lên nóc nhà rông của biệt thự Hằng Nga để chụp ảnh, ngắm thành phố Đà Lạt.
Với lối kiến trúc kỳ dị, độc đáo nên biệt thự Hằng Nga trở thành điểm đến của hàng nghìn du khách trong và ngoài nước.
Tây Nguyên, vùng đất của những bản hòa ca từ cồng chiêng, là nơi gìn giữ một di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là biểu tượng của sự đa dạng văn hóa mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại. Phân bố rộng khắp 5 tỉnh từ Kon Tum đến Lâm Đồng, văn hóa cồng chiêng chính là sự tổng hợp của phong tục, tập quán, và âm nhạc của 17 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc, từ Ba Na đến Ê Đê, từ M'Nông đến Gia Rai, đều có những đóng góp riêng biệt, tạo nên một bức tranh đa sắc màu của văn hóa địa phương. Để bảo tồn và phát triển di sản này, cộng đồng các dân tộc đã tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hóa. Những sự kiện này không chỉ là cơ hội để người dân tộc thiểu số chia sẻ giá trị văn hóa của mình với du khách trong và ngoài nước, mà còn là dịp để họ học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Hãy cùng Đà Lạt Trong Tôi tìm hiểu xem văn hóa độc đáo này của Tây Nguyên có gì nhé!