Những Kiêng Kỵ Ngày Mùng 1 Tết

Những Kiêng Kỵ Ngày Mùng 1 Tết

Trong văn hóa Việt Nam, người dân tin rằng vào những ngày đầu tháng mới, đặc biệt là mùng 5 âm lịch, có nhiều linh khí xấu. Việc ra đường vào những ngày này có thể khiến bạn gặp phải tai hoạ, điều không may mắn.

Tìm hiểu về ngày mùng 5 âm lịch và quan niệm dân gian

Nổi tiếng trong dân ca Việt Nam có một câu: “Mồng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”. Vì lẽ đó, ngày mùng 5 thường được xem là một ngày không được lựa chọn để bắt đầu một cuộc hành trình.

Trong thực tế hiện nay, với nhiều người phải tuân thủ lịch trình làm việc vào ngày mùng 6, việc di chuyển vào ngày mùng 5 là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, nếu có thể, nên xem xét khả năng di chuyển trước đó để tránh ngày mùng 5 và cũng từ tránh tình trạng đông đúc, ồn ào nhưng cũng giảm thiểu rủi ro và xui xẻo trong quá trình di chuyển.

Khoa học hiện đại chỉ ra rằng vào những ngày này, thời tiết thường biến đổi bất thường. Có khả năng xảy ra thời tiết giao mùa, từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại, khiến sức khỏe của con người dễ bị ảnh hưởng. Đây có thể coi là lý do để giải thích tại sao mọi người tin vào quan niệm này.

Ngoài ra, vào những dịp tết này điều kiện giao thông và hàng loạt sự kiện diễn ra có thể khiến giao thông tăng lên. Do đó, trong những dịp này cũng ảnh hưởng đến những rủi ro không đáng có.

Hôm nay là mùng 1 Tết Xuân Nhâm dần 2022. Theo quan niệm người xưa, có những phong tục nên làm, những điều kiêng kỵ trong ngày này để có được niềm vui, sự may mắn cả năm.

Những điều nên làm trong những ngày Tết

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", theo quan niệm của người xưa, muối giúp trừ tà ma, mang lại may mắn cho gia đình. Muối cũng là biểu tượng của tình cảm mặn nồng. Vì vậy, người Việt thường mua muối sáng mùng 1 Tết với ý nghĩa cầu mong sự đậm đà, tràn đầy tình cảm trong các mối quan hệ.

Ở hầu hết các nước phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và phú quý. Hãy ưu tiên những món đồ mang sắc đỏ như một lời cầu chúc đầu năm gặp nhiều niềm vui.

Tết Nguyên Đán là dịp mọi người cầu mong an lành đến với cả nhà trong năm mới. Đi chùa vào dịp đầu năm để tĩnh lặng trong tâm hồn cũng như thành tâm cầu nguyện một năm nhiều an lành.

Phong tục lễ chùa đầu xuân trở thành yếu tố tâm linh gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người Việt, như hơi thở của cuộc sống, là thói quen, nét đẹp của nền văn hóa Việt. (Ảnh: VGP)

Chúc Tết là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết, hãy gửi lời chúc đến những người thân và bạn bè thân thiết của mình. Trong tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, chúng ta có thể gọi điện thoại chúc Tết người thân, bạn bè.

Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người Việt thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà. Nhưng hãy luôn đảm bảo các quy tắc phòng dịch trong thời điểm này.

Những điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm

Ngày mùng một, các gia đình đều kiêng không quét nhà, đổ rác bởi theo quan niệm của người xưa, làm như vậy sẽ hất tài lộc ra khỏi nhà.

Theo quan niệm của người xưa, lửa tượng trưng cho sự may mắn, gia đình êm ấm còn nước được ví như tài lộc. Chính vì vậy, các gia đình rất kiêng kỵ cho người khác xin lửa, nước đầu năm mới.

Người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, trả nợ trong ngày đầu tháng, đầu năm mới để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không thuận lợi trong công việc, làm ăn, kinh doanh.

Ngày Tết là ngày vui nên ai cũng ứng xử vui vẻ, hòa nhã với nhau, tránh to tiếng, nói tục, xô xát để tránh gặp xui xẻo cả năm.

Vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt trong gia đình. Vì vậy, cần tránh làm vỡ bát, đĩa, ấm chén,gương vì nó báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ.

Người có tang không nên xông đất

Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng, là người ảnh hưởng tới sự may mắn hay xui xẻo trong cả năm của gia đình. Chính vì vậy, những người có tang nên tránh xông đất, đi chúc Tết hay thăm hỏi gia đình khác.

Nếu gia chủ có khởi đầu năm mới tốt đẹp thì cả năm sức khỏe dồi dào, sự nghiệp hanh thông. Vì vậy, bạn nên biết những điều kiêng kỵ sau để ‘đầu xuôi, đuôi lọt’.

Những điều kiêng kỵ trong ngày mùng Một Tết

Điều 1: Tránh thúc giục mọi người dậy

Tương truyền, ngày đầu năm mới không được đánh thức người còn đang ngủ, nếu không người bị đánh thức sẽ nằm trên giường bệnh cả năm. Ngoài ra, việc gọi tên đầy đủ thành viên nào đó trong gia đình để thúc giục họ trong ngày đầu năm mới là điều cấm kỵ. Việc làm này có thể mang vận xui, khiến họ cả năm tất bật, mất đi sự an nhàn.

Chính vì vậy, dù là chúc Tết, trao đi và nhận lại những điều tốt lành, mọi người cũng không cần quấy rầy giấc ngủ, thúc giục đối phương gấp rút trong ngày đầu năm mới.

Người ta cho rằng, ngủ trưa trong ngày đầu năm mới sẽ khiến con người ta lười biếng cả năm, không có lợi cho sự nghiệp phát triển và cản trở vận may trong công việc.

Điều 3: Tránh lau chùi: quét sàn, đổ rác, giặt quần áo, gội đầu

Trong ngày đầu năm mới, tốt nhất không nên động tay vào công việc dọn dẹp như quét nhà, giặt quần áo, đổ rác. Theo tục xưa, người ta cho rằng những việc làm này sẽ đuổi Thần Tài đi và cuốn trôi mất tài vận của gia chủ.

Theo truyền thống, ngày 28 Tết là ngày "giặt giũ", mọi công việc dọn dẹp, vệ sinh nên hoàn thành vào ngày 28 Tết! Người ta cũng cho rằng, rác từ mùng 1 đến mùng 4 tết là "của cải" của gia đình, không được vứt bỏ trước ngày này.

Ngoài ra, bạn không được gội đầu vào ngày đầu tiên của năm mới, việc làm này sẽ ‘gột rửa, cuốn trôi’ tài lộc của cả năm. Cùng với đó, việc gội đầu ngày đầu năm mới có thể khiến tài năng cùng với kiến thức đã tích lũy trong năm cũ bị trôi sạch. Hơn nữa, việc xõa tóc lúc gội đầu tương đồng với hình ma quái, cõi âm, do vậy việc này bị cấm trong năm mới để tránh những điều xui xẻo.

Điều 4: Tránh nấu cơm mới, cháo trắng và uống thuốc

Thời xưa, chỉ những người nghèo không đủ ăn mới cần ăn cháo, vì vậy, ngày đầu năm mới, tất cả gia đình đều kiêng ăn cháo. Tương tự như vậy, con người chỉ uống thuốc khi có bệnh, do đó, mọi người cũng không nên uống thuốc, kể cả những loại thuốc bổ như vitamin để tránh bệnh tật gõ cửa.

Cũng có truyền thuyết cho rằng không nên nấu cơm mới vào ngày đầu năm, nên ăn đồ thừa của đêm giao thừa, điều này đồng nghĩa với một năm mới dư đủ!

Những điều kiêng kỵ ngày mùng 2 Tết

Điều 5: Tránh tặng quà theo số lẻ

Mùng 2 tết là ngày con gái và con rể về quê chúc Tết. Tuy nhiên, họ không thể trở về tay không mà cần chuẩn bị quà để chúc sức khỏe, may mắn cho gia đình. Tương truyền, quà và lì xì phải chuẩn bị theo cặp vì số lẻ bị cho là điềm xui xẻo.

Những điều kiêng kỵ ngày mùng 3 Tết

Điều 6: Không đi chúc Tết họ hàng

Ngày mồng 3 tết, ngày "Xích khẩu" là ngày "Thần thịnh nộ", mang ý nghĩa xui xẻo, đen đủi. Ngày Xích Khẩu dễ xảy ra tai họa, lời ra tiếng vào, dễ tranh cãi, mâu thuẫn. Vì vậy, mọi người nên tránh đi chúc Tết họ hàng vào ngày mùng 3 Tết kẻo rước họa vào thân, làm cho gia đạo bất hòa.

Những điều kiêng kỵ ngày mùng 4 Tết

Điều 7: Tránh đi chơi xa, ở nhà rước Thần

Ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch là ngày truyền thống "Ngày rước thần", bạn phải ở nhà, đón thần tài, thần bếp và thổ địa về để bảo vệ gia đình. Do vậy, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả, thắp hương và thắp nến để thể hiện sự tôn trọng, không nên đi ra ngoài. Tương truyền, ông Táo sẽ đặt tên cho các thành viên trong gia đình, vì vậy nếu muốn được thần linh phù hộ thì không nên xuất hành vào ngày mùng 4 đầu năm.

Những điều kiêng kỵ ngày mùng 5 Tết

Điều 8: ‘Tiễn đưa người nghèo’, tránh ở bẩn

Rác từ mùng 1 đến mùng 4 tết có nghĩa là "của cải" trong gia đình, nhưng sau ngày mùng 5 tết thì loại "của cải" này khiến gia chủ trở nên "nghèo nàn". Vì vậy, vào ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm nên dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ rác rưởi trong ngày Tết. Tục gọi là "tiễn đưa người nghèo" để mang lại may mắn, phú quý, vì vậy, mọi loại rác trong nhà cần được vứt bỏ, dọn và lau nhà sạch sẽ, tránh để bẩn.

Những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 7 tết.

Điều 9: Tôn trọng lẫn nhau và tu dưỡng bản thân

Nhân Thắng Tiết, Nhân Khánh Tiết, Nhân Khẩu Nhật hay Nhân Thất Nhật là tên gọi của ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Ngày này còn được gọi nôm na là ngày "sinh nhật của loài người". Chính vì vậy, mọi người nên tôn trọng lẫn nhau, cha mẹ không nên trách mắng con cái.

Ngoài ra, ngày 7 tháng Giêng âm lịch cũng là "bảy ngày ác", để tránh những việc không như ý xảy ra trong ngày này thì bạn nên ở nhà để phục hồi thân tâm, tránh đi xa.

Từ ngày mùng 1 đến ngày 15 năm mới: những điều kiêng kỵ tổng thể

Trong tiếng Hán, chữ "hài’ giày và chữ "tà" đồng âm, mua giày sẽ không may mắn, dễ bị tà ma theo đuổi. Điều này tạo cảm giác mọi việc không suôn sẻ, không tốt lành.

Vì vậy, dù đôi giày có đẹp hay giá cả phù hợp, bạn cũng nên đợi qua ngày 15 rồi mới mua. Trong trường hợp, bạn lỡ mua giày trong những ngày đầu năm thì nên bọc vào giấy đỏ, để ngoài cửa 1 đêm. Sáng hôm sau cần gỡ bỏ và đốt lớp giấy bọc đó.

Điều 11: Tránh mặc quần áo màu đen và trắng

Quần áo màu đen và trắng là màu truyền thống của quần áo tang. Vì vậy, mọi người nên tránh diện trang phục có 2 tông màu này trong dịp năm mới để tránh cho những lớn tuổi cảm thấy xui xẻo.

Năm mới tốt nhất nên mặc quần áo màu đỏ, vì đó là vượng khí, là điềm lành. Nếu cho rằng trang phục màu đỏ khó phối đồ thì cũng nên đeo phụ kiện màu đỏ. Quần áo màu hồng, cam cũng có thể là lựa chọn đẹp mà không bị mang tà khí.

Hầu hết những những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm đều liên quan đến truyền thuyết dân gian ngày Tết. Bạn có thể có thể tin hoặc không, nhưng điều quan trọng nhất trong ngày Tết là phải vui vẻ, sum vầy, đoàn tụ!

Đến mỗi dịp mùng 5, chắc hẳn ai cũng muốn ra đường vui chơi hoặc đi chơi xa. Nhưng tại sao lời khuyên của ông bà nên tránh xuất hành ngày này ngày này? Bài viết hôm nay FADO sẽ giải thích tất cả những điều này để bạn hiểu rõ hơn về tại sao mùng 5 không được ra đường.

Xem thêm: Mùng 1 mặc màu gì 2024 cho may mắn hợp với tuổi 12 con giáp