Tba Là Gì Trong Logistics

Tba Là Gì Trong Logistics

Trong logistics, thuật ngữ VAS (Additional Logistic Services) cũng tương tự. Đó là các giá trị cộng thêm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải của công ty bạn.

Sự hài lòng của khách hàng chính là chìa khóa đưa bạn đến những thành công mới.

VAS là gì? Đây là một thuật ngữ rất quen thuộc trong hoạt động kinh doanh dù là ở phạm vi lớn, vừa hoặc nhỏ. Ngoài các tính năng cơ bản mà sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp, VAS là các giá trị tăng thêm khiến  cho sản phẩm của bạn có giá trị hơn, có khác biệt hơn so với đối thủ.

Tạo ra VAS tốt, có giá trị là bạn đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, của quốc gia mình so với các công ty khác, các nước khác.

VAS (Valued Added Service) trong định nghĩa chung gọi là Dịch vụ giá trị gia tăng. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, mobile, logistics…

Ví dụ như, cả hai công ty cùng cung cấp một sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những giá trị tăng thêm để mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng của mình, giúp họ cảm thấy thỏa mãn hơn khi sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn.

Trong thời điểm cạnh tranh hết sức tàn khốc như hiện nay, việc tạo ra càng nhiều các giá trị tăng thêm cho khách hàng càng gia tăng sức ảnh hưởng của bạn trên thị trường. Bên cạnh đó sự trung thành và tỉ lệ tái sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của các khách hàng sử dụng cũng tăng lên.

Điển hình như nếu bạn kinh doanh quần áo, hay phụ kiện, trang sức, bạn có thể tạo ra các giái trị tăng thêm cho khách hàng của mình như in voucher giảm giá cho những lần mua sau, gửi thiệp chúc mừng sinh nhật đến các khách hàng VIP, tổ chức give away hoặc quay số trúng thưởng các sản phẩm giá trị… Những dịch vụ tăng thêm này đều được gọi là VAS.

Quản Lý Và Vận Hành VAS Tại Việt Nam

Để quản lý và vận hành VAS tốt, bạn không thể làm một mình mà cần có một hệ thống mạng lưới những cộng sự giúp bạn sáng tạo, cập nhật và kiểm tra doanh thu thực sự mà các VAS mang lại.

Một người làm VAS hiệu quả cần thấu hiểu rõ nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng và làm họ thỏa mãn khi sử dụng dịch vụ của mình. Dịch vụ VAS bạn đưa ra phải thực sự có giá trị, và cần thiết, nếu không khách hàng sẽ dễ có cảm giác bị lừa. Ranh giới giữa một VAS chất lượng và một VAS ảo có thể rất mong manh, do đó bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết họ cần gì và muốn gì.

Thêm nữa, bạn cần “open-minded”, có một cái đầu mở, biết học hỏi và tiếp thu cái mới từ thế giới bên ngoài.

Hẳn là khi tìm hiểu về các loại hình công ty dịch vụ Logistics, các bạn sinh viên đã bắt gặp những loại hình như 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và thậm chí là 5PL. Vậy thì những loại hình đó là gì? Vận hành như thế nào? Hãy cùng Viện đào tạo ONEX Training tìm hiểu nhé.

1PL và 2PL trong Logistics là gì?

1PL là thuật ngữ chỉ một doanh nghiệp sản xuất và thương mại tự chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoạt động Logistics cho chính mình mà không sử dụng dịch vụ từ bên thứ ba. Ví dụ, một công ty sản xuất thức ăn nhanh có thể tự quản lý việc giao hàng thông qua đội xe riêng, lưu trữ sản phẩm trong kho lạnh tự sở hữu, và tự thực hiện quá trình tìm mua nguyên liệu. Mặc dù việc tự quản lý Logistics giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong các hoạt động thu mua và phân phối, nhưng đồng thời cũng phải duy trì thêm một đội ngũ nhân viên cùng với hạ tầng, phương tiện dẫn đến tăng thêm chi phí trên đầu sản phẩm, làm phân tán nguồn lực của doanh nghiệp.

2PL là nhà cung cấp dịch vụ Logistics tập trung vào một loại hình đơn lẻ hoặc trong một phạm vi địa lý hẹp. Ví dụ, một công ty vận tải có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đội xe tải và xe đầu kéo, hoặc một doanh nghiệp có thể chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê kho bãi. Các công ty chuyển phát nhanh, hãng tàu biển, công ty đường sắt, giám định, bảo hiểm cũng được xem là 2PL. 2PL thường gắn đến việc có cơ sở hạ tầng và tài sản cố định.

Thuật ngữ 3PL là viết tắt của “Third-Party Logistics,” hiểu đơn giản là sử dụng dịch vụ Logistics từ một bên thứ ba. Nói một cách khác, đây là quá trình khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và thương mại chọn lựa sử dụng dịch vụ Logistics từ các doanh nghiệp chuyên nghiệp thay vì chính họ tự thực hiện các hoạt động Logistics đó.

Ví dụ, một công ty A ở Việt Nam bán hồ tiêu cho một doanh nghiệp ở Ấn Độ. Thay vì tự thực hiện các công đoạn như đặt lịch tàu, thuê xe vận chuyển hồ tiêu từ kho đến cảng, thực hiện thủ tục hải quan, xin giấy chứng nhận xuất xứ,…. Công ty A chọn giao phó nhiệm vụ này cho công ty C. Bởi vì công ty C chuyên thực hiện các công việc này nên các quy trình sẽ được triển khai một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Đổi lại, công ty A phải thanh toán cho công ty C một khoản tiền đại diện cho giá trị của dịch vụ mà công ty C đã cung cấp.

Logistics 3PL đại diện cho xu hướng mạnh mẽ của việc thuê ngoài các dịch vụ Logistics với hướng chuyên môn hóa. Trong hướng tiếp cận này, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và thương mại có thể tập trung nguồn lực và nhân sự của mình vào các khâu như sản xuất, tìm kiếm khách hàng, và phát triển thị trường. Trong khi các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa đến đối tác sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp Logistics chuyên nghiệp.

Logistics 4PL là thuật ngữ sử dụng để mô tả nhà cung cấp dịch vụ Logistics tổng thể, liên kết và tích hợp nhiều công đoạn khác nhau trong quá trình Logistics. Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics 4PL có thể không sở hữu các yếu tố trực tiếp như tàu biển, xe tải, hay kho hàng nhưng là doanh nghiệp có khả năng kết nối và tận dụng năng lực của các đối tác để hoàn thành một quy trình Logistics phức tạp.

Trái với Logistics 3PL chỉ tập trung vào một chức năng hoặc công đoạn cụ thể, Logistics 4PL hướng đến giải pháp cho toàn bộ quá trình Logistics. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ Logistics 4PL có thể sử dụng dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics 3PL khác nhau để thực hiện các hợp đồng dịch vụ với khách hàng của họ.

Một góc nhìn khác là trong khi nhà cung cấp dịch vụ Logistics 3PL thường thực hiện từng chức năng tách biệt trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, nhà cung cấp dịch vụ Logistics 4PL sẽ đảm nhận một phần chức năng mà trước đây không thể tách rời khỏi quy trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách khác, Logistics 4PL tích hợp chính mình vào doanh nghiệp, trở thành một phần không thể thiếu trong quy trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ, công ty sản xuất máy kéo John Deere sản xuất đa dạng nhiều loại máy kéo khác nhau từ nhỏ cho việc làm vườn đến máy kéo lớn. Công ty quyết định vận chuyển các bộ phận ở dạng rời từ nơi sản xuất đến Hà Lan, nơi một doanh nghiệp Logistics địa phương đảm nhận việc tiếp nhận, lắp ráp hoàn chỉnh, đưa vào kho bãi và giao hàng theo yêu cầu của John Deere. Không chỉ vậy, khi có bất kỳ yêu cầu sửa chữa nhỏ, bảo hành, hoặc thay thế, doanh nghiệp Logistics Hà Lan cũng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ này. Điều này giúp John Deere không cần phải duy trì một kho hay trạm bảo hành riêng lẻ. Như vậy, doanh nghiệp Logistics Hà Lan không chỉ đơn thuần là một đối tác vận chuyển mà còn trở thành một thành phần không thể thiếu, giúp John Deere đưa sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả và linh hoạt.

Tham khảo từ Sách Hỏi đáp về Logistics của Trần Thanh Hải

Một số bài viết các bạn có thể quan tâm:

Logistics hàng lạnh, hàng mát là gì? Kho CFS là gì?