Vị Thuốc Lộc Giác Giao

Vị Thuốc Lộc Giác Giao

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Bài thuốc bổ máu có đương quy

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số bài thuốc, món ăn bổ máu có đương quy như sau:

- Bài tứ vật (tứ vật thang): Đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

Dùng làm thuốc chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đẻ xong máu hôi chảy mãi không ngừng.

- Bài đương quy kiện trung thang của Trương Trọng Cảnh dùng chữa bệnh phụ nữ sau khi đẻ thiếu máu, thuốc bổ huyết: Đương quy 12g, quế chi, sinh khương, đại táo, mỗi vị 6g, thược dược 10g, đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.

- Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm: Đương quy 20g, hoàng kỳ chích mật 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 - 4 tuần lễ.

Hoặc đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 - 4 tuần.

- Trị các chứng xuất huyết: Đương quy, bồ hoàng sao vàng hoặc đen, đại hoàng, hòe hoa, a giao, mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g.

- Trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ: Đương quy, viễn chí, cam thảo mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, bạch linh, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia làm 2 -3 lần, uống khi thuốc còn ấm.

Thục địa phối hợp với đương quy và các vị thuốc khác chữa thiếu máu.

Món ăn bài thuốc bổ máu có đương quy

- Canh đương quy thịt dê: Đương quy 15g, hoàng kỳ 45g, nhân sâm 30g, thịt dê 400g. Các dược liệu cho vào cùng nấu với thịt dê tầm 4 giờ đến khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị. Chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Tác dụng: Dùng tốt cho người bị thiếu máu suy nhược, sau khi bị bệnh lâu ngày cơ thể suy kiệt, hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém.

- Đương quy hầm gà: Đương quy 30g, gà mái 1 con (làm sạch chặt khúc). Cho gà, đương quy, gừng, hành, vài ngọn ngải cứu, gia vị đặt trong nồi, đậy kín, đun trong 2 - 3 giờ.

Tác dụng: Dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.

Đương quy hầm gà dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều.

- Đương quy tứ vị: Đương quy 12 - 16g, thục địa 12g, long nhãn 9g, đại táo 30g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa. Gạn nước uống 2 - 3 lần trong ngày.

Tác dụng: Dùng tốt cho người bị đau đầu hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt, da xanh tái, hồi hộp mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Kiêng kỵ: Người có chứng tỳ thấp, tiêu chảy, nóng sốt (lao đang tiến triển, u thượng thận, bướu độc giáp trạng) không được dùng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đau nhức hốc mắt - Coi chừng mắc bệnh nguy hiểm.

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Hoa Hiên trang 240-241 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là Hoàng Hoa, Kim Trâm Thái, Huyền Thảo, Lelô, Lộc Thống.

Tên khoa học Hemerocallis fulva. L.

Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau dây:

Hoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2.5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-10 đến 12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.

Hoa hiên mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa đổ máu cam. Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, lá hái quanh năm; rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.

Khương Chỉ Nghĩa (Viện được học Nam Kinh, Trung Quốc) đã chiết được từ rễ hoa hiên của Trần Giang 3 chất có tinh thể gọi là chất A, B và C có độ chảy 165-167 độ C, qua thí nghiệm dược lý thì có tác dụng ức chế đối với huyết hấp trùng nhưng có độc.

Các bộ phận khác, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) Trường đại học y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân, nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy (Tạp chí đông y số 76 (1966), trang 18-22):

– Dùng nước sắc hoa hiện thời gian Quick giảm rõ rệt, nghĩa là làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần.

– Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiện có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin. Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.

– Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.

– Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.

Hoa hiên mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân.

Theo đông y, hoa hiên có vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, máu cam.

Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.

Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.

Gần đây, tại Trung Quốc có nơi dùng rễ hoa hiện điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết hấp trùng (săn máu, sán máng-schistosomiase), nhưng với liều cao có thể gây mờ mắt.

Đơn thuốc có hoa hiện dùng trong nhân dân

Chữa chảy máu cam: Lá hoa hiện 15-20g,nấu với 300ml nước, cô còn 200ml chia 2 lần  uống trong ngày.

Tại Trung Quốc, ngoài rễ cây hoa hiên Hemerocallis fulva ra, người ta còn dùng rễ của nhiều loài Hemerocallis khác như Hemerocallis thunbergii Baker. Hemerocallis citrina BarontV H. minor Mill. Ở nước ta tên khoa học chưa được xác định chắc chắn, theo kinh nghiệm loại hoa vàng có tác dụng mạnh hơn loại hoa đỏ.

Trong chuyến huấn luyện mùa đông tại Sơn La, dàn cast 2 Ngày 1 Đêm đã có cơ hội hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và tìm hiểu thêm về văn hóa của người Mông thân thiện nơi đây. Và dĩ nhiên, sao có thể thiếu sự góp mặt của của những thử thách “ơn giời đồ ăn đây rồi” đầy kịch tính dành cho những chiếc bụng “đói meo”.

Sau loạt trò chơi muốn “tiền đình” khi chinh phục cầu kính Bạch Long, bữa tiệc thịnh soạn với set lẩu ốc Mộc Châu thơm lừng chính là phần thưởng hậu hĩnh cho người thắng cuộc. Đội thắng đã ngất ngây tận hưởng mỹ vị lẩu ốc thơm lừng phủ phê topping, còn đội thua chỉ đành ngó nghiêng thòm thèm và ngậm ngùi với nồi nước sôi pha mì gói.

Dẫu cho nồi lẩu từ bàn bên đang không ngừng lan toả mùi hương gọi mời, “đôi bạn tự ái” Dương Lâm – Tuấn Kiều đã vững vàng bình ổn, tận hưởng trọn vẹn bữa trưa “thiếu đạm” nhờ sự xuất hiện của Tương Ớt Siêu Cay Cholimex. Mì khô dai dai vàng óng trộn cùng tương ớt cay xé phải gọi là “dính quá dính” khiến Kiều Minh Tuấn vừa xịt tương lia lịa, vừa thốt lên “chời ơi, ngon lắm quý zị ơi”.

Vị cay đê mê càng ăn càng say đắm còn chinh phục luôn cả HIEUTHUHAI khiến “hội anh em cùng khổ” mải mê ăn tới vui vẻ, vừa hít hà vừa ngân nga trật cả lời ca.

Trong không gian ăn trưa thoáng đãng hữu tình, dù có là món đặc sản đắt tiền hay bình dân, nhưng chỉ cần có thêm Tương Ớt Siêu Cay Cholimex thì không lo buổi ăn thiếu đi nhiệt ấm áp.

Cùng Cholimex Food đốt cháy mọi cuộc vui như 2 Ngày 1 Đêm luôn đê!

#CholimexFood#Giavịcuộcsống#Đủvịtrònbữa

#40nămvữngchuẩnmực#Hoàntoànthiênnhiên#Nguyênliệutựnhiên